Những con số về tuổi Dậy thì

Cơ chế bảo vệ bảo vệ tự nhiên của vùng nhạy cảm

Dấu hiệu đơn giản Cảnh báo “Cô bé”
mắc viêm nhiễm phụ khoa

Lầm tưởng của bạn gái khi vệ sinh vùng nhạy cảm

6
cách chăm sóc
sức khỏe sinh sản

Trắc nghiệm
kiến thức chăm sóc
“Cô bé”

Thì thầm cùng
Dạ Hương

Những con số về tuổi Dậy thì

Bắt đầu từ tuổi 10-16, dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm sinh lý của bạn gái.
Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là chất hoá học kiểm soát các chức năng cơ thể.
Hầu hết kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi, có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn. Mỗi tháng, cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt. Thời gian thường kéo dài từ 2 - 7 ngày.
VÒNG NGỰC
tăng 10 - 12 cm
suốt thời kỳ dậy thì
LƯỢNG MÁU MẤT ĐI TRONG NGÀY ĐÈN ĐỎ
trung bình 80 -200 ml/ kỳ
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1-2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều. Bạn có thể có hai kỳ kinh trong 1 tháng, hoặc có tháng kinh nguyệt không xuất hiện.

Cơ chế bảo vệ bảo vệ tự nhiên của vùng nhạy cảm

Tại vùng nhạy cảm, hormone estrogen quyết định sự phát triển của niêm mạc âm đạo, ảnh hưởng đến pH âm đạo và sự phát triển cân bằng của hệ vi sinh.
Sự cân bằng của hệ vi sinh vật thường trú tại âm đạo cùng pH sinh lý tạo nên cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh tại chỗ cũng như các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào.
Hệ vi sinh vật tại âm đạo rất phong phú, gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại chung sống hòa bình, không gây bệnh, trong đó Lactobacillus sp (chiếm khoảng 50 - 80%) chuyển hóa glycogen thành acid lactic làm cho môi trường âm đạo có tính acid, duy trì giá trị pH cân bằng (3,8 - 4,5) - gọi là pH sinh lý của âm đạo.

Dấu hiệu đơn giản Cảnh báo “Cô bé”
mắc viêm nhiễm phụ khoa

Vì một nguyên nhân nào đó khiến pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả hoặc mất đi, là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có hại (ở tại chỗ và từ bên ngoài xâm nhập vào) phát triển gây viêm nhiễm. Đồng thời viêm nhiễm phụ khoa lại tiếp tục khiến cho pH âm đạo mất cân bằng hơn, khiến cho viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
Các dấu hiện dễ nhận biết
khi “cô bé” mắc viêm nhiễm phụ khoa bao gồm:
01MÀU SẮC KHÍ HƯ
  • Màu nâu sẫm, loãng: Viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Ra nhiều, màu trắng sữa, vàng đục, lẫn máu: Nhiễm khuẩn do trùng roi

  • Màu trắng đục, loãng kèm cảm giác đau rát: Nguy cơ nấm âm đạo

Hãy thường xuyên vệ sinh vùng kín với dung dịch chuyên dụng, đặc biệt trong thời kỳ đèn đỏ phòng nhiễm khuẩn.
02CẢM GIÁC NGỨA, RÁT
Thấy ngứa, rát và nổi mẩn đỏ li ti ở vùng kín, có thể bạn đang bị tấn công bởi Vaginosis, Trichomoniasis và nấm âm đạo.
Khi có triệu chứng ngứa rát, cần vệ sinh sạch sẽ với dung dịch hoặc nước muối loãng và đi khám ngay bạn nhé!
03 ĐAU BỤNG, ĐẠI TIỆN KHÓ KHĂN
Đau bụng, trướng bụng, táo bón, nôn mửa... có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
Bụng dưới cũng liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục, do đó đừng chủ quan với tình trạng đau bụng bất thường nhé!
04ĐAU BỤNG KINH DỮ DỘI
Đau bụng kinh dữ dội kèm theo nôn mửa, tụt huyết áp, đổ mồ hôi... Cho thấy sức khoẻ sinh sản của bạn gặp vấn đề.
Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch dịu nhẹ trong kì đèn đỏ, giữ ấm cơ thể và đi khám nếu cơn đau kéo dài, dữ dội bất thường.
05 ĐI TIỂU NHIỀU
Đau bụng, trướng bụng, táo bón, nôn mửa... có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
Bụng dưới cũng liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục, do đó đừng chủ quan với tình trạng đau bụng bất thường nhé!

Lầm tưởng của bạn gái khi vệ sinh vùng nhạy cảm

Lầm tưởng
Xà phòng mới rửa sạch và sát khuẩn được vùng kín. Tranh thủ lúc tắm thì vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm luôn... cho tiện.
Thật sự thì
Tính kiềm quá cao trong xà phòng sẽ ảnh hưởng môi trường pH tự nhiên trong vùng kín.

Cũng như xà phòng, sữa tắm làm mất cân bằng pH ở âm đạo, ảnh hưởng bộ máy sinh dục và gây bệnh.
Bạn nên
Tính kiềm quá cao trong xà phòng sẽ ảnh hưởng môi trường pH tự nhiên trong vùng kín.

Tránh để sữa tắm tiếp xúc với vùng kín khi tắm rửa, vệ sinh vùng kín bằng dung dịch riêng.
Lầm tưởng
Phải xối nước thật mạnh để rửa sạch vi khuẩn. Càng rửa nhiều sẽ càng sạch.
Thật sự thì
Xối thẳng nước vào vùng kín sẽ gây tổn thương da, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược trở lại. Vệ sinh quá nhiều sẽ làm mất đi các vi sinh vật có lợi vốn có nhiệm vụ bảo vệ vùng kín.
Bạn nên
Dùng vòi sen chế độ nhẹ nhất, hoặc múc từng gáo nước nhỏ để vệ sinh vùng kín. Làm sạch cho “cô bé” từ 1-2 lần/ngày thôi nhé!
Lầm tưởng
Không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Ngâm vùng kín với nước ấm giúp diệt vi khuẩn, đỡ đau bụng khi hành kinh.
Thật sự thì
Trong chu kỳ kinh nguyệt, vùng kín ngoài tích tụ nhiều bụi bẩn, mồ hôi như thường ngày còn nhiều vi khuẩn trong máu kinh. Việc này tạo điều kiện cho các vi khuẩn, các loại nấm xâm nhập vào bên trong và gây hại.
Bạn nên
Bạn gái bước vào tuổi dậy thì (13-18 tuổi) nên sử dụng DDVSPN 1-2 lần mỗi ngày để vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm nhé.

Vệ sinh bằng nước ở nhiệt độ bình thường, không ngâm quá lâu.
Lầm tưởng
Sử dụng DDVSPN vùng nhạy cảm hàng ngày gây khô rát, vô sinh. Chỉ sử dụng DDVSPN khi cảm thấy ra nhiều dịch, bí bách.
Thật sự thì
Việc sử dụng DDVSPN hàng ngày không chỉ giúp loại bỏ chất bẩn, phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà còn khử mùi hôi nơi vùng kín giúp chị em phụ nữ thêm tự tin, hấp dẫn hơn.

Sau ngày dài cô bé tiếp xúc với nhiều chất bẩn như vi khuẩn, bụi bẩn,..
Bạn nên
Bạn nên lựa chọn DDVSPN có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ, an toàn.

Cần sử dụng DDVSPN hàng ngày để vùng kín luôn tươi mới nhé.
6
cách chăm sóc
sức khỏe sinh sản
Sử dụng biện pháp
tránh thai phù hợp

Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ như rồi loạn kinh nguyệt, khả năng sinh sản, tâm trạng thất thường.

Gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp.

Sử dụng DDVSPN
phù hợp

Bắt đầu từ lúc bước vào tuổi dậy thì (13-18 tuổi), bạn nên sử dụng DDVSPN để hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề viêm nhiễm ở vùng kín.

Theo dõi chu kỳ
kinh nguyệt
hàng tháng

Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình để chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Mối quan hệ giữa kỳ kinh nguyệt và nguy cơ vô sinh cũng là vấn đề nên tìm hiểu và quan tâm.

Uống đủ nước

Nên uống 1-2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng âm đạo khô do cơ thể thiếu nước và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng kín.

Quan hệ tình dục
an toàn

Cách bảo vệ tốt nhất giúp chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sử dụng bao cao su.
Nếu thấy triệu chứng bệnh (mẩn ngứa, rát,.. ) cần đi khám ngay để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cải thiện các triệu chứng
tiền kinh nguyệt

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp giảm bớt những cơn đau do thay đổi nội tiết tố.
Hạn chế sử dụng chất kích thích, cafein, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ để cơ thể không thêm khó chịu.

Trắc nghiệm
kiến thức chăm sóc
“Cô bé”

1
Kinh nguyệt của người khoẻ mạnh thường màu gì?

A. Đỏ tươi

B. Đỏ đậm

C. Đỏ cam

2
Sau bao lâu thì lượng vi khuẩn tích tụ và sinh sôi trong quần lót có thể gây viêm nhiễm vùng kín?

A. 4 - 6 tiếng

B. 8 tiếng

C. 12 tiếng

3
Khi đến kì kinh nguyệt, bạn có nên tập thể dục không?

A. Hoàn toàn không

B. Có

4
Bạn nên vệ sinh vùng kín bằng cách nào?

A. DDVS chuyên biệt


B. Dùng nước muối sinh lý thôi


C. Bằng nước thường

5
Đau bụng, đau lưng có phải là dấu hiệu của bệnh phụ khoa?

A. Đúng

B. Không

6
Khí hư ở cơ thể khoẻ mạnh thường có màu gì và ở dạng nào?

A. Màu trắng trong

B. Màu trắng sữa

C. Màu vàng đục

D. Màu trắng xám

7
Nên vệ sinh “cô bé” bằng dung dịch chuyên dụng mấy lần/ ngày ?

A. Không cần

B. 1 - 2 lần/ ngày

C. Càng nhiều càng tốt

8
Chúng mình nên dựa theo yếu tố nào để chọn dung dịch vệ sinh ?

A. Không nên lựa chọn các sản phẩm dung dịch vê sinh chứa hoá chất gây khô rát và mất cân bằng pH


B. Không nên sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều thành phần giữ ẩm (chiết xuất sữa) gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển


C. Cả 2 phương án trên

9
Nên bổ sung thực phẩm gì trong thời gian “đèn đỏ” ?

A. Đường

B. Rau, củ, quả

C. Thịt, cá

10
Việc đi khám phụ khoa thường xuyên có cần thiết ?

A. Có

B. Không, tự vệ sinh tốt là được

11
Bao giờ bạn nên F5 tủ đồ lót của mình?

A. 3 tháng/lần


B. 6 tháng/lần


C. Mình không để ý

Đáp án
trắc nghiệm

kiến thức chăm sóc cô bé

1. A
2. A
3. B
4. A
5. B
6. A
7. B
8. C
9. B
10. A
11. A
Từ 9 - 11 điểm

Wow, xem ra bạn biết khá nhiều về chăm sóc cô bé đó. Nhờ sự quan tâm của bạn mà cô bé đang khoẻ mạnh và vui vẻ lắm nè. Hãy luôn duy trì thói quen vệ sinh vùng kín với Dạ Hương hàng ngày và quan tâm thêm chế độ ăn uống để cô bé luôn khoẻ nha.

Từ 6 - 8 điểm

Có vẻ bạn có chú ý đến chăm sóc nhưng chưa thực sự hiểu và chọn lựa được cách chăm sóc phù hợp rồi. Bạn nên bắt đầu từ việc lựa chọn DDVS phù hợp như Dạ Hương với độ pH phù hợp sinh lý (pH 4-5) và thành phần tự nhiên, dịu nhẹ để cô bé dễ thở hơn. Đồng thời bạn nên chú ý đến lựa chọn trang phục phù hợp và thường xuyên F5 tủ đồ lót 3 tháng/lần để cô bé khoẻ hơn nhé!

Từ 0 - 5 điểm

Bạn ơi, có vẻ bạn đang bỏ bê cô bé và khiến em ấy “khóc thét” rồi đó. Nếu tiếp diễn có thể dẫn đến viêm nhiễm rất nguy hiểm. Bạn nên đi khám Bác sĩ và sử dụng Dạ Hương hàng ngày, không dùng xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín nha!

Thì thầm cùng
Dạ Hương

Bác sĩ ơi, em thấy mình bị huyết trắng nhiều có màu đục ngà xanh, hơi ngứa, bác sĩ cho em hỏi em có thể bị gì ạ? Em thấy rất lo lắng ạ.

Bạn thấy triệu chứng này lâu chưa, có bị ngứa nhiều không?

Dạ cũng khoảng 1 tuần ạ. Chỉ hơi hơi ngứa thôi nhưng em thấy rất khó chịu.

Khí hư bất thường kèm theo ngứa như vậy thì có thể bạn bị viêm ngứa phụ khoa rồi. Ở mức độ nhẹ bạn có thể vệ sinh tại nhà bằng Dạ Hương Trà xanh hàng ngày để làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa nhé.
Ngoài ra bạn cũng chú ý vận động nhẹ nhàng, mặc quần áo thoải mái, thay đồ lót thường xuyên 3 tháng/lần nha.

Dạ vâng ạ.

Điểm danh các dấu hiệu khí hư bất thường

Khí hư là dịch tiết âm đạo, ở điều kiện bình thường dịch này có màu trắng có thể hơi vàng, không có mùi hôi. Khí hư bất thường được gọi là khí hư bệnh lý.

Khí hư bệnh lý có sự khác biệt về màu sắc, mùi và lượng tiết ra, cụ thể là:

  • Khí hư màu trắng vón cục như bã đậu, có mùi hôi, tiết ra nhiều, gây ngứa vùng kín là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo do nấm Candida.

  • Khí hư có màu xanh hoặc vàng, sủi bọt, đặc quánh, tiết ra nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo do Trichomonas.

  • Khí hư có màu vàng hoặc xám, loãng lỏng, có mùi hôi là dấu hiệu âm đạo nhiễm tạp chủng.

  • Hiện tượng khí hư ra kèm theo máu (không phải trong kỳ kinh nguyệt) có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung.

Với những dạng khí hư như trên, chúng ta cần chủ động phát hiện sớm để có thể tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Nếu kéo dài thời gian chữa bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe và chức năng sinh sản bạn nhé.

Bác sĩ ơi, thời gian gần đây em thường bị ngứa vùng kín, đặc biệt là vào chu kỳ kinh nguyệt. Như vậy có nguy hiểm không ạ?

Trong kỳ kinh nguyệt vùng kín rất nhạy cảm, do đó có thể dẫn đến ngứa. Bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín 1-2 lần/ngày với Dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, nấm ngứa nhé.

Em nghe các chị bảo dùng DDVS hàng ngày có thể gây khô rát âm đạo. Thế có đúng không ạ?

Không đúng chút nào nhé.
Đấy chỉ là do mọi người chưa chọn được loại DDVS an toàn phù hợp với vùng nhạy cảm của mình.
DDVS cần có độ pH phù hợp, đảm bảo hiệu quả làm sạch nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến cân bằng pH và độ ẩm tại vùng nhạy cảm. Đặc biệt, hiện nay có DDVS Dạ Hương đã được kiểm chứng hiệu quả và an toàn tại 2 bệnh viện lớn là BV Từ Dũ và BV Phụ sản Trung Ương nên bạn yên tâm sử dụng nhé.

Ngứa vùng kín trong kỳ kinh nguyệt

Khi nhận thấy trong những ngày hành kinh xuất hiện tình trạng kinh nguyệt bất thường, đau bụng, ngứa vùng kín, bạn gái cần lưu ý những nguyên nhân sau:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trong những ngày có kinh nguyệt, vùng kín dễ bị vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công gây ngứa và viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

  • Dị ứng: Vùng da âm đạo thời điểm này rất nhạy cảm, dễ bị ngứa do dị ứng với băng vệ sinh (nhất là loại có mùi thơm), quần áo bó sát, đồ lót không thoải mái.

  • Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo: Không thay băng vệ sinh thường xuyên, sử dụng băng vệ sinh không rõ nguồn gốc…

  • Do tinh thần căng thẳng: trạng thái stress, căng thẳng, lo lắng…

  • Do viêm nhiễm phụ khoa: viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung gây ra tình trạng khí hư bất thường, ngứa vùng kín dữ dội.

Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như cơ địa, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa khoa học…

Em nghe một vài chị bảo dùng DDVS thường xuyên sẽ có nguy cơ bị vô sinh?

Điều này hoàn toàn không đúng. Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, mồ hôi… khiến vùng nhạy cảm dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nặng có thể dẫn đến ung thư, vô sinh. Vùng nhạy cảm cần được vệ sinh bằng DDVS chuyên dụng đảm bảo hiệu quả và an toàn giúp làm sạch nhẹ nhàng, hạn chế vi khuẩn có hại phát triển, phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Thế có nên dùng DDVS vùng nhạy cảm hàng ngày không ạ?

Nên bắt đầu sử dụng DDVSPN từ lúc bước vào tuổi dậy thì (13-18 tuổi) với tần suất 1–2 lần mỗi ngày. Sau một ngày dài hoạt động, cơ thể chúng ta tích tụ nhiều bụi bẩn cũng như mồ hôi. Và vùng nhạy cảm cũng thế, chính vì vậy việc vệ sinh vùng kín vô cùng quan trọng. So với dùng nước thông thường sử dụng DDVS có nhiều ưu điểm nổi trội như: giúp vùng kín luôn được thoáng sạch, giúp giảm ngứa, giảm mùi vùng kín. Đặc biệt khi tỷ lệ bệnh phụ khoa ngày càng gia tăng, đây là cách hiệu quả và đơn giản giúp ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa hiệu quả.

Dạ Hương có tác dụng gì?

Với sự kết hợp của các thành phần thảo dược tự nhiên đồng thời được bổ sung thêm Vitamin E, B3 và Collagen đã tạo ra công thức Dạ Hương với 4 tác dụng vượt trội.

  • Giúp vùng kín thoáng sạch: Với các thành phần như muối, chiết xuất Bách Lý Hương, Cúc La Mã và Lô Hội giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng.

  • Ngừa viêm ngứa: Dạ Hương được công nhận hiệu quả tích cực trong việc giúp ngừa viêm nhiễm phụ khoa tại bệnh viện phụ sản Trung Ương cũng như của bệnh viện Từ Dũ.

  • Giúp giảm mùi vùng kín: Bách Lý Hương và Bạc Hà tạo mùi hương tự nhiên tươi mới, giúp vùng kín không còn mùi hôi và luôn cảm thấy thoáng mát thoải mái. Hương thơm tự nhiên giúp bạn gái cảm thấy tự tin hơn.

  • Dưỡng da và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa: Sự kết hợp của các thành phần độc đáo như Lô Hội, Vitamin E, Collagen,.. đã làm nên công dụng dưỡng da và giúp vùng kín luôn mềm mại, tươi nhuận của Dạ Hương.

Bác sĩ ơi, cô bé của em có mùi khó chịu, nhiều lúc không tự tin khi đi học đi làm vì sợ mọi người nhận ra?

Vùng kín có mùi là do sự kết hợp của dịch âm đạo, mồ hôi, nội tiết,... Khi một trong những yếu tố trên bất thường sẽ khiến vùng kín có mùi khó chịu. Nếu tình trạng nhẹ thì vệ sinh hàng ngày bằng DDVS vùng nhạy cảm sẽ giúp làm sạch và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Dạ em đang dùng nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày có được không ạ?

Dùng nước muối sinh lý là chưa đủ vì chỉ có tác dụng làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, chứ không giảm mùi hôi, ngừa vi khuẩn có hại. Vùng kín là nơi vô cùng nhạy cảm, do đó, cần có các biện pháp vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Em nên dùng DDVS Dạ Hương 1-2 lần/ngày. Dạ Hương có thành phần từ Muối, các thảo dược như Cúc La Mã, Lô hội… giúp làm sạch nhẹ nhàng, giữ da mềm mịn, duy trì độ ẩm và độ pH sinh lý vùng nhạy cảm hiệu quả đấy.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN ÂM ĐẠO CÓ MÙI KHÓ CHỊU

1. Viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm:
Sự xuất hiện quá mức của vi khuẩn, nấm ở cô bé dẫn tới mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên ở đây, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Đây cũng chính là bệnh phụ khoa phổ biến nhất trên thế giới, theo thống kê hầu hết mỗi chị em đều sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời.

2. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục:
Một số bệnh phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục cũng gây ra mùi khó chịu ở vùng kín, điển hình là bệnh Chlamydia và bệnh lậu.

3. Do mặc trang phục quá chật, không thấm hút mồ hôi:
Việc thường xuyên mặc trang phục quá bó có thể khiến cô bé bị khó thở, không thoát hơi được dẫn tới có mùi khó chịu. Ngoài ra trang phục quá chật cũng gây kích thích vùng da nhạy cảm gây mẩn ngứa.

4. Vệ sinh vùng kín không tốt:
Nếu vệ sinh kém khiến cô bé của bạn cũng sẽ có mùi, như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Ngoài ra ở khu vực âm đạo có khá nhiều tuyến mồ hôi, thời tiết nắng nóng, mặc quần áo bí bách là những lý do gây tăng tiết mồ hôi, khiến cô bé có mùi khó chịu.

01